Bài viết cùng chủ đề:Du Lịch MICE Xu Hướng Và Cơ Hội Nào Cho Nghành Du Lịch Việt NamCập Nhật Pháp Lý Dự Án Novaworld Phan ThiếtNovaland Express điểm qua các dự án giao thông trọng điểm khởi công năm 2022SÂN BAY LONG THÀNH – Chiến lược về kinh tếNội dung chínhSân bay Phan ThiếtCao […]
Với hai công trình trọng điểm là cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết và sân bay Phan Thiết sẽ hoàn thiện trong cuối năm nay, Bình Thuận được kỳ vọng sẽ thu hút được nhiều dự án đầu tư, mở rộng không gian phát triển tiềm năng du lịch.
Bên cạnh hai dự án sân bay Phan Thiết và cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết hoàn thiện trong năm nay, tỉnh Bình Thuận cũng đang đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm trong thời gian tới.
Sân bay Phan Thiết
Mặc dù phát triển du lịch từ sớm, song Bình Thuận vẫn chưa thể vượt một số điểm du lịch trong nước như Phú Quốc, Nha Trang hay Đà Nẵng do không có sân bay, khiến việc thu hút khách du lịch bị hạn chế. Do đó, dự án sân bay Phan Thiết được xem là “đòn bẩy” mạnh mẽ của du lịch Bình Thuận.
Sân bay Phan Thiết có vị trí tại xã Thiên Nghiệp, phía đông bắc TP Phan Thiết, Bình Thuận đã được tổ chức lễ chuẩn bị mặt bằng và triển khai dự án xây dựng vào ngày 5/4/2021.
Đây là một trong 6 cảng hàng không quốc nội ở khu vực phía Nam, dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2022. Để dự án nhanh chóng đi vào hoạt động, vào ngày 31/12/2021, UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn bản yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cảng hàng không Phan Thiết.
Trước đó, vào ngày 20/10/2021, tỉnh Bình Thuận đã hoàn thành việc giải phóng mặt bằng diện tích để xây dựng sân bay Phan Thiết là 545,56 ha. Trong đó mặt bằng sân bay 543 ha và đường dẫn bay 2,56 ha. Bình Thuận bàn giao cho Bộ Quốc phòng quản lý 150 ha (khu vực quân sự) và 247,4 ha diện tích đất khu bay dùng chung cho cả quân sự và dân sự.
Ngoài ra, UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã bàn giao cho nhà đầu tư BOT quản lý diện tích 144,6ha để xây dựng khu hàng không dân dụng; đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thu hồi 62.817/100.162m2 để xây khu nhà công vụ quân sự.
Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết
Bên cạnh sân bay Phan Thiết, dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết cũng dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022. Dự án có tổng chiều dài 99 km, mặt đường rộng hơn 32 m, quy mô 6 làn xe với vận tốc thiết kế 120 km/h, được khởi công cuối tháng 9/2020.
Dự án có tổng đầu tư 12.500 tỷ đồng, nối Bình Thuận với Đồng Nai và TP HCM. Hiện tại, việc giải phóng mặt bằng của tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đã gần như hoàn tất 100%.
Cuối tháng 12/2021, ban quản lý dự án Thăng Long cho biết tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết có khả năng về đích sớm khoảng 1-3 tháng, dự kiến hoàn thiện vào cuối năm nay. Khi có cao tốc, quãng đường từ TP HCM đến Kê Gà còn gần 2h và Phan Thiết là khoảng 2,5 giờ.
Hai tuyến đường ven biển
Bên cạnh hai siêu dự án sân bay và cao tốc sắp về đích vào năm 2022, tỉnh Bình Thuận cũng tập trung nâng cấp, mở rộng các trục đường ven biển. Vào tháng 11/2020, tỉnh đã khởi công hai tuyến đường ven biển quốc gia gồm dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT.719 đoạn Kê Gà đi La Gi, dự kiến hoàn thiện tháng 4/2023.
Dự án thứ hai là làm mới đường ven biển ĐT.719B đoạn Phan Thiết – Kê Gà, dự kiến khai thác đầu năm 2024.
Theo quy hoạch, tim tuyến đường mới ven biển ĐT.719B chạy hoàn toàn song song và cách đường ĐT.719 trung bình 1,5 – 3 km. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ đáp ứng nhu cầu về giao thông, nhằm kết nối giao thông từ quốc lộ 1A đến khu Tiến Thành, tạo điều kiện thuận lợi khai thác quỹ đất dọc tuyến, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn đến Bình Thuận.
Sân bay Long Thành
Ngoài dự án sân bay Phan Thiết, sân bay Long Thành khi đi vào hoạt động cũng sẽ giúp kết nối hàng triệu du khách quốc tế và phía Bắc về La Gi theo cao tốc Long Thành – Dầu Giây.
Thời gian di chuyển tối đa 1,5 giờ nhờ lợi thế La Gi nằm tại trung điểm tuyến cao tốc với hai đầu mút là sân bay Long Thành và Phan Thiết.
Cảng hàng không quốc tế Long Thành hiện đang được đẩy nhanh tiến độ, đặt mục tiêu hoàn thành toàn bộ dự án trong quý I/2025.
Nguồn: Vietnambiz