Bài viết cùng chủ đề:Du Lịch MICE Xu Hướng Và Cơ Hội Nào Cho Nghành Du Lịch Việt NamSo sánh chiến lược kinh doanh của Vinhomes và Novaland: Novaland mở rộng quỹ đất nhờ M&A, Vinhomes…Cập Nhật Pháp Lý Dự Án Novaworld Phan ThiếtNovaland Express điểm qua các dự án giao thông trọng điểm khởi […]


Sân bay Long Thành là một dự án đầy tiềm năng và có tính chiến lược được chính phủ chính thức thông qua và đã được khởi công xây dựng. Dự kiến khi đi vào hoạt động, sân bay quốc tế Long Thành không chỉ giúp giải quyết tình trạng của sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay mà còn mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, tạo điều kiện cho sự phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm tại phía Nam. 

Sân bay Long Thành ở đâu? Sân bay Long Thành khi nào khởi công?

Dự án sân bay quốc tế Long Thành nằm ở vùng giao nhau của các tỉnh Bình Sơn, Long Thành và Đồng Nai, là dự án trọng điểm cấp quốc gia, được chính phủ thông qua và chính thức được khởi công xây dựng vào ngày 5/1/2021. 

Vị trí sân bay quốc tế Long Thành
Vị trí sân bay quốc tế Long Thành

Siêu sân bay Long Thành có vị trí quan trọng về mặt chiến lược và mang tính kết nối nhiều vùng miền với nhau: Sân bay Long Thành cách thành phố Hồ Chí Minh 40km về phía Đông, cách thành phố Biên Hòa 30 km về phía Đông Nam, cách thành phố Vũng Tàu 70km về phía Bắc. Nơi đây còn nằm ngay cạnh đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, và cũng đồng thời cạnh tuyến quốc lộ 51 (Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu). Sân bay Long Thành cách Nhơn Trạch (khu đô thị phụ cận thành phố Hồ Chí Minh) chỉ vỏn vẹn 5 km.

Không những vậy, sân bay Long Thành có vị trí địa lý rất thuận lợi, có thể triển khai các chuyến bay ngắn (có thời lượng bay khoảng 3 tiếng), đến các nước Đông Nam Á, châu Á, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. 

Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ sớm đồng bộ với các phương án kết nối hạ tầng giao thông và phát triển đô thị nhằm tạo thêm nhiều không gian phát triển cho vùng, tạo động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyên về dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh cho khu vực Đông Nam Bộ và các khu vực phụ cận khác. 

Tổng quan quy mô sân bay Long Thành?

Sân bay quốc tế Long Thành có tổng diện tích lên đến hơn 5.000 ha với tổng kinh phí đầu tư rất lớn trị giá 336.630 tỷ đồng cho cả 3 giai đoạn phát triển dự án.

images2349631 6
Phối cảnh ga hành khách sân bay Long Thành

Giai đoạn 1 của dự án sẽ triển khai từ năm 2022 đến năm 2025 với mục tiêu chính là đầu tư nhà ga hành khách một đường cất hạ cánh với công suất lên đến 25 triệu hành khách/ năm và nhà ga hàng hóa công suất 1.2 triệu tấn/ năm. Đây là giai đoạn chính và chủ chốt của dự án này, bao gồm rất nhiều hạng mục phức tạp về hạ tầng chung. 

Giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của dự án chủ yếu tập trung vào công cuộc nâng mức công suất của nhà ga hành khách và nhà ga hàng hóa, cụ thể:

  • Trong giai đoạn 2, triển khai từ năm 2025 đến năm 2035, tập trung nâng mức công suất lên 50 triệu hành khách/ năm và 1.5 triệu hàng hóa/ năm. 
  • Trong giai đoạn 3, triển khai từ năm 2035 đến năm 2050, tập trung nâng mức công suất lên 100 triệu hành khách/ năm và 5 triệu tấn hàng hóa/ năm.

Không chỉ tập trung xây dựng nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa và nâng mức công suất cho các nhà ga này, dự án sân bay quốc tế Long Thành còn chú trọng việc quy hoạch hạ tầng giao thông xung quanh sân bay nhằm đồng bộ hóa sân bay Long Thành với các phương án kết nối hạ tầng giao thông.

Các tuyến giao thông kết nối trực tiếp với sân bay Long Thành
Các tuyến giao thông kết nối trực tiếp với sân bay Long Thành

Theo kế hoạch quy hoạch hạ tầng giao thông xung quanh sân bay, dự kiến sẽ có 3 tuyến đường kết nối vào sân bay quốc tế Long Thành, cụ thể: 

  • Tuyến thứ nhất: quy hoạch đường 25C (nút giao với tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu) nối Quốc lộ 51 và ranh sân bay. 
  • Tuyến thứ hai: từ ranh sân bay đến đường Vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh, giao với đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh, đến Long Thành – Dầu Giây.
  • Tuyến thứ ba: Quy hoạch đường 2B, nối từ ranh sân bay đến Cao tốc Dầu Giây, đến Phan Thiết.
Hệ thống dày đặc các tuyến đường xung quanh sân bay Long Thành
Hệ thống dày đặc các tuyến đường xung quanh sân bay Long Thành

Ngoài các tuyến đường kết nối với sân bay được quy hoạch trong phạm vi dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, tỉnh Đồng Nai còn đầu tư kinh phí mở rộng thêm nhiều tuyến đường nhằm kết nối các địa phương khác đến khu vực sân bay.

Mặt khác, tuyến cao tốc Long Thành – Dầu Giây cũng sẽ được mở rộng lên 8 đến 10 làn xe, các hệ thống đường vành đai 3, 4, cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu, cao tốc Bến Lức Long Thành cũng sẽ được xây dựng song song với các giai đoạn của sân bay. Đồng thời, các tuyến đường sắt đến khu vực sân bay Long Thành cũng sẽ được hình thành và đi vào hoạt động. 

Như vậy, với hệ thống hạ tầng giao thông được đầu tư bài bản cùng mạng lưới đường xá được mở rộng bao quanh, sân bay quốc tế Long Thành được kỳ vọng sẽ đáp ứng việc kết nối hệ thống giao thông đường bộ, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của các vùng phụ cận nói riêng và khu vực Đông Nam Bộ nói chung.  

Giá trị chiến lược của Sân bay Long Thành là gì?

Sân bay quốc tế Long Thành được coi là một dự án trọng điểm cấp quốc gia, khi đưa vào vận hành sẽ trở thành cảng hàng không quốc tế ở cửa ngõ lớn và quan trọng. Dự án sân bay Long Thành mang ý nghĩa chiến lược với không chỉ kinh tế vùng mà còn với vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. 

  • Đối với vị thế quốc gia, sân bay quốc tế Long Thành giúp kết nối Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, châu Á, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, thu hút sự đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài, tăng tính cạnh tranh quốc tế, và tạo đà phát triển du lịch đất nước, giúp nâng tầm kinh tế và an ninh quốc gia. Hơn nữa, khi đi vào vận hành, sân bay Long Thành có thể sẽ giải quyết được sự tắc nghẽn của đường hàng không, khơi thông dòng vốn đầu tư, du lịch và có thể đóng góp đến 3 – 5% cho GDP.
  • Đối với sự phát triển của kinh tế vùng, sân bay quốc tế Long Thành sẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của tỉnh Đồng Nai và các tỉnh Đông Nam Bộ cũng như các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Siêu dự án này cũng sẽ cung cấp khoảng 200 ngàn việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu và đảm bảo khả năng hoàn vốn trong tương lai. Bên cạnh đó, ngoài việc kích thích sự phát triển của ngành vận tải hành không, dự án còn tăng sức hút đầu tư cho không chỉ các dự án Khu công nghiệp thuộc vùng ảnh hưởng trực tiếp của sân bay Long Thành mà còn các dự án bất động sản thuộc các vùng phụ cận khác như Vũng Tàu, Phan Thiết. Quan trọng hơn hết, sân bay Long Thành và các hệ thống giao thông đường bộ đồng bộ hóa với sân bay sẽ giúp việc di chuyển liên vùng trở nên dễ dàng, tiết kiệm thời gian hơn. Nhờ vậy, du lịch vùng sẽ phát triển vượt bậc hơn nữa.
Novaworld Hồ Tràm, siêu dự án bất động sản nằm tại Vũng Tàu - vùng phụ cận của sân bay Long Thành
Novaworld Hồ Tràm, siêu dự án bất động sản nằm tại Vũng Tàu – vùng phụ cận của sân bay Long Thành

Với những tiềm năng chiến lược như vậy, dự án sân bay Long Thành đã nhận được sự ủng hộ đến từ chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng đã sớm nhận ra những giá trị chiến lược của siêu sân bay Long Thành và sự ảnh hưởng lớn từ hệ sinh thái sân bay đến nền kinh tế du lịch của các khu vực lân cận.

Chính vì vậy, trong những năm gần đây, tại các vùng phụ cận đã xuất hiện rất nhiều những khu du lịch, dự án bất động sản và khu công nghiệp mới với giá trị đầu tư được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh theo sự phát triển của dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành.