Bài viết cùng chủ đề:SÂN BAY LONG THÀNH – Chiến lược về kinh tếDu Lịch MICE Xu Hướng Và Cơ Hội Nào Cho Nghành Du Lịch Việt NamÔng Bùi Thành Nhơn tín nhiệm trao quyền cho bộ máy mới của tập đoàn NovalandTop 3 Khách Sạn 5 Sao Tại Đà Lạt Được Yêu Thích NhấtNội […]
Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng của nước ta, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch hàng năm. Đặc biệt là vào những dịp lễ tết, số lượng người đến Đà Lạt tăng đột biến, gây nên hiện tượng tắc nghẽn xe giao thông diện rộng trên đèo Bảo Lộc – con đường lên Đà Lạt duy nhất từ thành phố Hồ Chí Minh. Để giải quyết tình trạng này cũng như thúc đẩy nền kinh tế du lịch tại Đà Lạt hơn nữa, dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương đã sớm được khởi công xây dựng.
Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương ở đâu?
Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có tổng độ dài hơn 200 km, xuất phát từ nút Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai đến chân đèo Prenn, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Cao tốc này được thiết kế với 4 làn xe theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc trên cao tốc dự kiến sẽ ở mức 80 – 120 km/h.
Dự án này nằm trong quy hoạch phát triển chung của mạng lưới cao tốc Việt Nam, nhận được sự đầu t rất lớn lên đến 65.000 tỉ đồng, Số vốn đầu tư này được huy động dựa trên 2 hình thức BOT và nguồn vốn từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cấp cho 2 địa phương là Đồng Nai và Lâm Đồng.
Bản đồ quy hoạch cao tốc Dầu Giây – Liên Khương?
Dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được chia làm 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: Đoạn từ Dầu Giây đến Tân Phú: Đây là đoạn cao tốc thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai với chiều dài khoảng 60 km.
- Giai đoạn 2: Đoạn từ Tân Phú đến Bảo Lộc: Đây là đoạn cao tốc nối liền 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng, có chiều dài 66 km.
- Giai đoạn 3: Đoạn từ Bảo Lộc đến Liên Khương: Đây là đoạn cao tốc thuộc địa bàn tỉnh Lâm Đồng với chiều dài 73 km.
Dự kiến, bên cạnh việc xây dựng cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, tỉnh Lâm Đồng sắp triển khai dự án nối liền các tuyến đường đến Đà Lạt qua đèo Prenn với cao tốc Prenn – Liên Khương và cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, trở thành một tuyến cao tốc liền mạch từ Đà Lạt đến Đồng Nai.
Sau khi cao tốc Dầu Giây – Liên Khương đi vào vận hành, dự kiến thời gian di chuyển từ TP. Hồ Chí Minh đến Đà Lạt sẽ được rút ngắn 1 nửa, chỉ còn 3 tiếng thay vì 6 tiếng như bây giờ.
Ý nghĩa chiến lược của dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương:
Dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương mang ý nghĩa chiến lược, góp phần thúc đẩy kinh tế và du lịch, thay đổi diện mạo tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai cũng như các tỉnh Tây Nguyên. Cụ thể:
1- Dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương góp phần giải tỏa áp lực giao thông:
Từ TP. Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Lâm Đồng, chỉ có một cung đường bộ duy nhất đi qua Quốc lộ 20. Khi đi bằng con đường này, thời gian tiêu tốn sẽ vào khoảng 6 tiếng. Tuy nhiên, vào dịp lễ tết, đoạn đèo Bảo Lộc thường xuyên xuất hiện tình trạng kẹt xe kéo dài, gây khó khăn cho việc di chuyển của người dân cũng như du khách.
Khi cao tốc Dầu Giây – Liên Khương đi vào hoạt động, đây sẽ là con đường bộ thứ 2 dẫn đến Đà Lạt, nhờ vậy có thể giảm áp lực về giao thông cho Quốc lộ 20. Hơn nữa, với thiết kế 4 làn xe và tốc độ di chuyển ở mức 80 – 120 km/h, dù lưu lượng xe di chuyển trên cao tốc có tăng đột biến thì cũng khó xảy ra tình trạng tắt nghẽn giao thông. Ngoài ra, đi từ TP. Hồ Chí Minh đến Đà Lạt qua cao tốc Dầu Giây – Liên Khương chỉ mất 3 giờ, và đến Bảo Lộc chỉ mất 2 giờ, từ đó sẽ giúp tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian cho người dân hơn.
2- Dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương sẽ giúp phát triển du lịch và kinh tế toàn vùng:
Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương đi vào hoạt động sẽ giúp quá trình di chuyển trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn, góp phần kích thích thị trường du lịch tại Đà Lạt, không chỉ ở những mùa lễ tết cao điểm mà còn cả ở những giai đoạn thấp điểm khác trong năm.
Bên cạnh đó, cao tốc Dầu Giây – Liên Khương cũng rút ngắn thời gian di chuyển đến các khu vực khác của Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đắk Nông. Qua đó có thể phát triển tiềm năng du lịch vốn còn hạn chế của những tỉnh này. Dự án cao tốc mới cũng xúc tiến sự hình thành tam giác du lịch Hồ Chí Minh – Nha Trang – Đà Lạt, đưa nền du lịch của các tỉnh này phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Về mặt kinh tế, cao tốc cũng làm giảm thời gian vận chuyển hàng hóa, nhất là những hàng hóa nông sản từ Đà Lạt xuống Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ gần cao tốc. Nhờ đó, không chỉ giảm được các chi phí vận chuyển mà còn đảm bảo độ tươi ngon của nông sản, kích thích nhu cầu trao đổi, buôn bán trong khu vực.
3- Tăng giá trị bất động sản
Theo quy hoạch của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Bảo Lộc sẽ sớm trở thành thủ phủ của Lâm Đồng, thu hút nhiều dự án đầu tư lớn trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, Bảo Lộc sớm đã được nhiều nhà đầu tư để mắt đến, liên tục đầu tư nhiều dự án bất động sản tại đây. Khi cao tốc Dầu Giây – Liên Khương chính thức đi vào hoạt động, thúc đẩy sự phát triển về du lịch cũng như kinh tế, thành phố Bảo Lộc sẽ nhận được nhiều sự đầu tư hơn nữa, và giá bất động sản sẽ tăng vượt bậc.
Phối cảnh dự án Novaworld Đà Lạt – dự án bất động sản với tiềm năng phát triển vượt bậc khi cao tốc Dầu Giây – Liên Khương đưa vào vận hành
Sớm nhận thấy tiềm năng này, nhiều tập đoàn lớn đã triển khai các bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại đây. Nổi bật nhất là dự án Novaworld Đà Lạt thuộc tập đoàn Novaland. Đây là một dự án có số vốn đầu tư khủng, được đầu tư một cách bài bản với nhiều sản phẩm bất động sản như biệt thự nghỉ dưỡng, nhà mặt phố, … cùng những tiện ích nghỉ dưỡng đa dạng. Trong tương lai, cùng với sự phát triển của kinh tế và du lịch của Bảo Lộc nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung, dự án Novaworld Đà Lạt sẽ trở thành trung tâm du lịch hàng đầu vùng.